Lập trình viên tài năng hồi sinh biểu tượng Clippy dưới dạng chatbot AI

Những ai đã từng trải nghiệm các phiên bản Windows cũ chắc hẳn không thể quên được Clippy, nhân vật kẹp giấy ảo đã từng là người bạn đồng hành trong các ứng dụng của Microsoft Office từ phiên bản 97 đến 2003. Với vai trò hỗ trợ người dùng trong việc soạn thảo văn bản, tính toán hay tạo bài thuyết trình, Clippy không chỉ giúp người dùng thực hiện các thao tác cơ bản mà còn cung cấp những mẹo hữu ích và phím tắt cần thiết.

Dù có thiết kế hoạt hình vui nhộn và dễ thương, Clippy đôi khi lại gây khó chịu cho người dùng khi xuất hiện không đúng lúc hoặc đưa ra những gợi ý không liên quan. Tuy nhiên, khi Clippy chính thức rời xa người dùng Windows, nó đã để lại nhiều kỷ niệm và trở thành một biểu tượng văn hóa trong thế giới công nghệ.

Lập trình viên tài năng hồi sinh biểu tượng Clippy dưới dạng chatbot AI - Ảnh 1.

Để giúp những người yêu thích Clippy có cơ hội hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp, lập trình viên Felix Rieseberg đã công bố một dự án thú vị mang tên “hồi sinh” Clippy.

Mặc dù giao diện của Clippy vẫn mang đậm phong cách của Windows cổ điển, nhưng nó đã được nâng cấp với công nghệ hiện đại. Người dùng có thể tích hợp một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) vào Clippy, biến nó thành một “người phát ngôn” cho mô hình này. Đáng chú ý, hầu hết các LLM hiện nay đều tương thích với phiên bản Clippy mà Rieseberg phát triển, bao gồm các mô hình tiên tiến từ các công ty công nghệ lớn.

Như bạn có thể thấy, lập trình viên Rieseberg đã khéo léo sử dụng hình ảnh gốc của Clippy, và ngay cả giao diện chat cũng mang đậm hơi thở của Windows 98. Điều này chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai yêu thích sự hoài cổ.

Lập trình viên tài năng hồi sinh biểu tượng Clippy dưới dạng chatbot AI - Ảnh 2.

Sau khi cài đặt, Clippy sẽ tự động chạy các hoạt ảnh trong khi tải về mô hình Gemma3-1B từ Google. Khi được kết nối với một LLM, “Clippy-bot” sẽ tái hiện lại giọng điệu đặc trưng của Clippy gốc thông qua một đoạn prompt được thiết kế để “giấu” mô hình đang sử dụng.

Điều này có nghĩa là Rieseberg đã tạo ra một prompt giúp Clippy mới có thể “nhập vai”, trở thành phiên bản “quá cố”. Người dùng vẫn có thể tùy chỉnh hoặc thay thế đoạn prompt này để có trải nghiệm giống Clippy nhất, hoặc điều chỉnh tính cách của Clippy theo ý muốn.

Lập trình viên tài năng hồi sinh biểu tượng Clippy dưới dạng chatbot AI - Ảnh 3.

Lập trình viên Rieseberg mô tả dự án này như “một bức thư tình và lời tri ân dành cho Clippy vĩ đại”, đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ đối với phong cách thiết kế của Microsoft trong những năm 90. Anh coi ứng dụng này như một tác phẩm “nghệ thuật phần mềm”, hoặc nếu không thích, bạn có thể xem nó như một hình thức “châm biếm”.

Trước đây đã có nhiều phiên bản thay thế cho Clippy, nhưng phiên bản mới này không yêu cầu người dùng phải truy cập vào các gói trả phí của các dịch vụ chatbot hiện đại, và cũng không cố gắng làm mới hình ảnh Clippy theo phong cách hiện đại. Đây chính là Clippy mà bất kỳ ai đã từng biết đến đều sẽ nhận ra.

Clippy Desktop Assistant hiện đã có thể tải về cho các hệ điều hành Windows, Mac và Linux. Rieseberg cũng đã phát hành mã nguồn mở chi tiết cho dự án này, giúp những người đam mê công nghệ có thể tham gia vào việc phát triển và cải tiến ứng dụng.


Fatal error: Uncaught Error: Call to undefined function get_field() in /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-content/themes/shopnet/template-parts/posts/content-single.php:4 Stack trace: #0 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/template.php(812): require() #1 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/template.php(745): load_template() #2 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/general-template.php(206): locate_template() #3 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-content/themes/flatsome/template-parts/posts/single.php(14): get_template_part() #4 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/template.php(812): require('...') #5 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/template.php(745): load_template() #6 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/general-template.php(206): locate_template() #7 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-content/themes/flatsome/template-parts/posts/layout-right-sidebar.php(13): get_template_part() #8 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/template.php(812): require('...') #9 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/template.php(745): load_template() #10 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/general-template.php(206): locate_template() #11 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-content/themes/flatsome/single.php(13): get_template_part() #12 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-includes/template-loader.php(106): include('...') #13 /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-blog-header.php(19): require_once('...') #14 /www/wwwroot/gocdidong.net/index.php(17): require('...') #15 {main} thrown in /www/wwwroot/gocdidong.net/wp-content/themes/shopnet/template-parts/posts/content-single.php on line 4